Bốn lễ hội đặc sắc nhất Hà Giang

Hà Giang không chỉ hấp dẫn du khách về thắng cảnh tuyệt đẹp, những món ăn đậm đà hương vị núi rừng mà còn thu hút bởi hàng loạt những lễ hội đặc sắc và thú vị. Và bốn lễ hội mà chúng tôi kể đến dưới đây sẽ khiến các bạn phải ồ lên vì thích thú, muốn xách ngay ba lô lên theo Tour Hà Giang đấy!

Cứ mỗi độ xuân sang, đồng bào dân tộc thiểu số đang an cư lạc nghiệp tại Hà Giang lại tổ chức những lễ hội đậm vị quê hương và mang bản sắc dân tộc Việt như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội cầu Trăng, lễ hội Gầu Tào,... mỗi dân tộc lại có một lễ hội riêng và mỗi lễ hội lại mang một ý nghĩa đặc biệt đối với người dân nơi đây.

 

Người Mông với lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào của người Mông được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi mà hương vị tết vẫn còn vấn vương nơi núi đồi. Lễ hội này được tổ chức để tạ trời đất, tạ thần linh và các vị thần thổ địa vì đã phù hộ độ trì cho người dân trong cả một năm qua mưa thuận gió hòa, gia đình mạnh khỏe và mùa màng bội thu. Lễ hội Gầu Tào là lễ hội được tổ chức hoành tráng nhất và cũng thu hút nhiều du khách đi du lịch Hà Giang nhất trong các lễ hội ở Hà Giang.

du lịch hà giang
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào bắt nguồn từ mong ước cầu tự chuyện con cái của gia đình người Mông giàu có, sau này lễ hội được nhân rộng đến toàn bộ dân làng. Ngoài chuyện cầu mong con cái, người dân còn cầu mong những điều mới suôn sẻ sẽ đến trong năm mới. Trong lễ hội, mọi người còn tổ chức tụ tập ăn uống, chơi trò chơi, giao lưu văn nghệ và say trong men rượu đầu xuân.

Nghi lễ được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào có lẽ là lễ dựng cây Nêu - 1 nghi thức thông báo cho tất cả mọi người rằng lễ hội Gầu Tào đã chính thức bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ đặc sắc có thể kể tên như: múa khèn, đánh yến, thi bắn nỏ, hát giao duyên,... Đến với lễ hội Gầu Tào, du khách không chỉ thỏa mãn được nhu cầu về tâm linh, mà còn là cơ hội để hòa nhập vào phong tục, nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Mông sinh sống ở Hà Giang.

 

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Nếu đã đến với Hà Giang vào những dịp đầu xuân, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội thấm nhuần màu sắc văn hóa đặc trưng của người dân tộc Tày. Lễ hội dân gian truyền thống này được người dân tổ chức để khấn thần linh, mong các ngài phù hộ có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, sung túc.

tour hà giang từ hà nội
Lễ hội Lồng Tồng

Đi tour Hà Giang vào mùa lễ hội Lồng Tồng, du khách được sẽ tham gia một số hoạt động như: Lễ bái thần linh, lễ cày tịch điền, trồng lúa,... và cả những tiết mục phần hội sôi động và thú vị như hát dân ca, nhảy dân vũ, ném còn, bịt mắt bắt dê, đánh yến,...

Đặc biệt, hoạt động thi cày cấy trên ruộng cũng hấp dẫn đông đảo khách quan. Người ta chọn những thửa ruộng to nhất, tơi xốp nhất để tổ chức cuộc thi. Sau đó, các nam thanh nữ tú sẽ có màn đối đáp suốt canh dài.

 

Lễ Cấp Sắc của người Dao

Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, lễ Cấp Sắc luôn là một lễ hội nhận được sự chú ý của đông đảo du khách thập phương khi nhắc về du lịch Hà Giang. Đây là một lễ hội lớn của người dân tộc Dao - dân tộc có dân số đứng thứ 3 Hà Giang. Người Dao nổi tiếng với đức tính cần cù, chịu khó và đặc biệt là rất coi trọng phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

tour hà giang
Lễ Cấp Sắc

Lễ Cấp Sắc thường được chọn tổ chức vào khoảng thời gian trong tháng 11, tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đây là khoảnh khắc thiêng liêng, chứng kiến một người từ trẻ con thành người đàn ông trưởng thành. Nếu một người đàn ông có tuổi nhưng chưa trải qua lễ Cấp Sắc thì cũng bị coi chỉ là đứa trẻ con, ngược lại một cậu bé còn nhỏ tuổi, khi đã trải qua nghi lễ này thì sẽ có quyền lực như một người đàn ông thực thụ, được tham gia vào mọi việc lớn bé của làng bản, dòng họ,... Tham gia lễ hội này, du khách có thể thỏa nỗi tò mò về văn hóa dân tộc người Dao, lại vừa có thể có những bức ảnh vô cùng đặc sắc về một lễ hội giữa bốn bề là núi rừng.

 

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai Hà Giang chỉ tổ chức duy nhất mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Đây là lúc du khách được hòa mình vào không gian lễ hội văn hóa đặc sắc bậc nhất Hà Giang. Nằm cách trung tâm thị xã Hà Giang khoảng 180km, chợ tình Khâu Vai được tổ chức tại bản Khâu Vai thuộc xã Khâu Vai, tỉnh Hà Giang.

du lịch hà giang
Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai (hay còn có cái tên rất thơ là chợ tình phong lưu) bắt nguồn từ truyền thuyết có một đôi trai gái nam thanh nữ tú. Người con trai khôi ngô, là người dân tộc Nùng, có tài hát hay và thổi sáo có tiếng trong vùng. Trong khi đó, cô gái lại là người dân tộc Giáy, xinh đẹp nết na, con gái của một tộc trưởng giàu có. Khoảng cách về phong tục, tập toán và cả gia cảnh khiến hai người không thể đến với nhau. Nhưng tình cảm lứa đôi đâu nói buông bỏ là buông bỏ được, một ngày nọ, hai người quyết định bỏ trốn cùng nhau và ẩn náu tại hang núi Khâu Vai. Cả hai gia đình đã có một cuộc đại chiến xảy ra, họ mang dao, súng, gầy gộc đến đánh chém lẫn nhau. Chứng kiến cảnh máu me tàn khốc đó, hai người đành phải chia tay nhau nhưng họ nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ mãi là vợ chồng. Từ đó, người dân trong bản đã tổ chức chợ tình Khâu Vai, như là một sự kiện để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến mối tình thủy chung của đôi trai gái nọ.

Cứ như vậy, đến ngày 27/3 hàng năm (ngày mà họ buộc phải chia xa), chàng trai và cô gái lại đến chợ tình Khâu Vai để gặp nhau 1 lần cho thỏa nỗi nhớ. Họ cùng hát, cùng nhảy múa và kể cho nhau nghe những câu chuyện tâm tình trong hơi men say. Đến ngày hôm sau, mọi thứ lại trở lại như những ngày bình thường. Cứ như vậy, đến khi bạc mái đầu, sắp rời xa cõi tục, họ gặp nhau lần cuối và cùng nhau đi vào cõi vĩnh hằng cũng vào ngày 27/3. Người ta lập miếu thờ có tên “miếu Ông” và “miếu Bà” để tưởng nhớ họ.

tour du lịch hà giang
Lễ hội Chợ Tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai có thể nói là phiên chợ đặc sắc có một không hai ở Việt Nam và có lẽ là trên toàn thế giới. Cứ đến chiều 26/3 hàng năm, khách quan và người dân từ khắp nơi lại nô nức kéo nhau về phiên chợ. Đây là dịp để du khách đi tour Hà Giang từ Hà Nội có thể hòa mình vào cuộc vui của những chàng trai, cô gái dân tộc Nùng, Giáy, Dao, Mông, Lô Lô,... và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc rất riêng của mỗi dân tộc. Cùng nhau, chúng ta bồi hồi nhớ lại, kể cho nhau dăm ba câu chuyện giữa đêm khuya, thưởng cảnh thưởng tình đan xen chút nuối tiếc cho một đêm tình yêu thăng hoa, nhưng ngắn ngủi.

 

Những lễ hội kể trên tại Hà Giang không chỉ giúp du khách có những giây phút du xuân mang đầy tính giải trí, mà còn là cơ hội để đồng bào dân tộc nơi đây có thể quảng bá nét văn hóa và phong tục truyền thống của mình. Đến Hà Giang mùa xuân này để trải nghiệm 4 lễ hội hết sức đặc sắc mà Kỳ nghỉ Đông Dương đã kể ở phía trên nhé!

Hồng Anh
Viết đánh giá
Đánh giá bài viết

12345

Ảnh đại diện
Chú ý: Chỉ chấp nhận các dịnh dạng jpg, jpeg, png và dung lượng nhỏ hơn 2Mb
Từ Hà Nội Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm

Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: Thứ 6 hàng tuần
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 2.150.000đ
3 ngày
Từ Hà Nội Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 04/24

Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 04/24

Khởi hành: Hàng ngày
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 650.000đ
1 ngày

Xem thêm các bài viết khác

Khám phá những lễ hội đặc sắc tại Hà Giang

Khám phá những lễ hội đặc sắc tại Hà Giang

Hà Giang không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp mà còn bởi những lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số nơi đây. Mỗi một thời điểm đều...
Lễ hội Hà Giang nào thu hút khách du lịch Hà Giang (2024)

Lễ hội Hà Giang nào thu hút khách du lịch Hà Giang (2024)

Lễ hội Hà Giang với những sắc màu văn hóa riêng của từng dân tộc luôn có sức hút kỳ lạ với khách du lịch Hà Giang. Ở đây có những lễ...