Cầu Hồng Kiều lặng lẽ trăm năm tại Phượng Hoàng cổ trấn
Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn, người ta thường nghĩ đến những con phố cổ phủ đầy rêu phong, dòng Đà Giang êm đềm hay cây cầu Tuyết Kiều trắng tinh khôi ngay giữa dòng sông này. Tuy nhiên, một điểm đến khác mà khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn thường rỉ tai nhau chắc chắn phải đến chính là Cầu Hồng Kiều. Vậy cây cầu này nằm đâu trong trấn cổ? Đã có những thăng trầm gì diễn ra ở đó? Trên cầu có gì thu hút khách các Tour Trung Quốc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
1. Cầu Hồng Kiều nằm đâu ở Phượng Hoàng cổ trấn?
Ở Phượng Hoàng cổ trấn có một cây cầu lớn nằm bên Cổng Nam Hoa, gọi là Nam Hoa Đại Kiều. Trước khi vào trấn cổ, khách đi tour Phượng Hoàng cổ trấn sẽ đi qua cây cầu này. Từ cổng Nam Hoa, bạn đi thẳng đến giữa cầu, nhìn sang bên tay phải sẽ thấy một dọc các cây cầu trên dòng Đà Giang: Cầu Tuyết Kiều, cầu Gỗ, Cầu Đá Nhảy và xa xa phía cuối sẽ thấy cầu Hồng Kiều. Đây cũng chính là địa điểm thu hút nhiều du khách check-in nhất khi đến thị trấn này.
Những cây cầu trên trục dòng Đà Giang: Cầu Tuyết, cầu Gỗ, Cầu Đá, xa xa là cầu Hồng Kiều
2. Cầu Hồng Kiều có từ bao giờ?
Trấn cổ Phượng Hoàng được hình thành từ thời nhà Minh hơn 400 năm trước, cùng với đó là nhu cầu giao thông giao thương. Bởi vậy những cây cầu cổ kính nơi đây đã dần dần được dựng lên, nối hai bờ Đà Giang, giúp cuộc sống sinh hoạt của người dân thuận tiện hơn. Kiến trúc những cây cầu cũng dần được thiết kế cầu kỳ hơn, không chỉ để phục vụ giao thương mà còn để tạo nên dấu ấn riêng cho nơi này. Hồng Kiều cũng là một cây cầu như vậy.
Cầu Hồng Kiều ngày nay
Cầu Hồng Kiều (虹桥), trước đây còn gọi là Ngọa Hồng Kiều (卧虹桥), đã từng được xây dựng từ đầu thời nhà Minh (khoảng 1370) nhưng gián đoạn nhiều năm, đến thời Khang Hy nhà Thanh (năm 1670) mới được xây lại và chính thức hoàn thành. Ban đầu, cây cầu này có hình vòm, làm bằng đá cát đỏ, với 2 trụ chính và 3 vòm cầu. Thiết kế như vậy không chỉ để làm đẹp mà còn làm giảm áp lực dòng chảy của Đà Giang. 2 bên mặt cầu khi ấy chỉ có hơn chục gian hàng, ở giữa là đường đi rộng khoảng 2m, phía trên cầu là mái hiên. Đi giữa cầu, người ta có thể nghe thấy âm thanh của cần gạt nước, cùng tiếng mưa rơi lộp độp. Bởi vậy cây cầu này còn có tên là ‘Phong Vũ Lâu’. Ngày nay người ta hay gọi là Hồng Kiều Phong Vũ Lâu hay Lầu Phong Vũ Hồng Kiều (虹桥风雨楼).
Mặt cầu với 2 chữ 'Hồng Kiều'
Vào năm thứ 3 Trung Hoa Dân Quốc (1914), một trận lụt lớn chưa từng có đã quét qua trấn, nước dâng cao hơn cả đỉnh cầu. Một số đoạn những cây cầu khác ở phía Nam vỡ ra, trôi đến cầu Hồng Kiều, va đập vào cầu khiến cầu bị hư hại khá nhiều. Thủ sứ trấn Phượng Hoàng Tương Tây khi ấy là Điền Ứng Chiếu đã chủ trì sửa chữa lại cầu. 2 chữ ‘Hồng Kiều’ ở đầu cầu cũng là do ông khai bút.
Năm 1955, cây cầu cao tốc vào thành phố Phượng Hoàng được xây dựng, cầu Hồng Kiều cũng bị sửa lại thành cầu đường bộ. Đến năm 2000, một nhóm doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng du lịch của trấn cổ Phượng Hoàng, họ quyết định tu sửa lại.
Khu trưng bày nghệ thuật trên tầng 2 cầu Hồng Kiều
Tầng 1 cây cầu vẫn được sử dụng làm cửa hàng như nguyên mẫu cầu cũ, tầng trên để trưng bày những tác phẩm điêu khắc, thư pháp về Phượng Hoàng cổ trấn của nhiều người nổi tiếng. Ngay khi bước vào tầng lầu này, bạn sẽ cảm nhận được không gian nghệ thuật cao cấp. Bởi vậy người dân còn gọi toàn lầu này là ‘Lầu Nghệ Thuật Hồng Kiều’.
3. Làm gì khi đến cầu Hồng Kiều?
Cầu Hồng Kiều mà du khách đi tour Phượng Hoàng cổ trấn nhìn thấy ngày nay chính là kiến trúc đã được trùng tu năm 2000, vẫn giữ gốc cầu là 2 cột trụ với 3 vòm cầu, cong cong soi xuống Đà Giang như cầu vồng. Trên cầu chia thành 2 tầng lầu, có những cửa sổ gỗ nâu trầm, treo đèn lồng đỏ, mái lợp ngói âm dương, tạo cảm giác hoài niệm về thời xa xưa.
Những gian hàng bên trong cầu Hồng Kiều
So với thủa ban đầu vào thời Thanh chỉ có khoảng chục gian hàng buôn bán, tầng 1 lầu Hồng Kiều ngày nay có đến 24 gian hàng, với đủ loại mặt hàng từ đồ ăn chính, đồ ăn vặt, đến đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm cho du khách. Đến đây, bạn hãy chọn cho mình những món ăn, đồ thủ công Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn về làm quà cho người thân hay bạn bè nhé!
Tầng 2, như đã nói ở trên, là không gian văn hóa, trưng bày những bức thư pháp, tranh vẽ hay tác phẩm điêu khắc về Phượng Hoàng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết tiếng Trung thì có thể sẽ thấy khá nhàm chán. Vậy thì lúc này, hãy bước qua dãy hành lang, mở cửa sổ tầng lầu này ra, cơn gió mát từ dòng Đà Giang thổi đến sẽ khiến bạn khoan khoái ngay lập tức đấy. Với những bạn trẻ thích chụp ảnh ‘sống ảo’ thì đây là nơi cực kỳ lý tưởng, với góc nhìn thu gọn dòng sông và trấn cổ vào tầm mắt. Đảm bảo bạn sẽ có những bức hình cực ‘ảo’ ở đây đấy!
Dòng Đà Giang - nhìn từ lầu 2 cầu Hồng Kiều
Ngoài ra, nếu muốn ngắm nhìn toàn cảnh cây cầu, cảm nhận sự to lớn, sừng sững suốt năm tháng của nó, bạn cũng có thể làm một chuyến du ngoạn trên thuyền, xuôi theo con sông Đà Giang.
Cả trấn cổ Phượng Hoàng và cây cầu này tưởng chừng như lúc nào cũng trầm lắng, lặng lẽ như vậy. Tuy nhiên nếu có cơ hội được trải nghiệm Phượng Hoàng cổ trấn về đêm, bạn sẽ thấy không khí khác hoàn toàn. Những dây đèn neon được giấu khéo léo quanh cầu khi ấy bừng sáng lên, cảm vòm cầu đầy màu sắc soi xuống dòng Đà Giang như những dải cầu vồng vui mắt. Những gian hàng trên cầu cũng lên đèn, người người cười nói, buôn bán rộn ràng. Nếu không thích ngồi trong bar, pub, bạn có thể cùng ‘gấu, cùng ‘đồng bọn’ hay đơn giản là gọi chai bia rồi một mình ra chân cầu ngồi thưởng thức những cơn gió mát và cuộc sống tĩnh lặng xen giữa sự ồn ã nơi trấn nhỏ này.
Cầu Hồng Kiều về đêm
Người già ở đây hay nói “Phượng Hoàng bao tuổi, Hồng Kiều chừng ấy năm” như để nói về sự cổ kính, lâu đời của cây cầu này. Dù đã trải qua nhiều phong ba, qua nhiều lần bị tàn phá, cây cầu vẫn được khôi phục lại nguyên vẹn. Dù là người thích khám phá lịch sử, văn hóa, hay đơn giản chỉ muốn thỏa mãn thi thú nhiếp ảnh, bạn cũng sẽ tìm được niềm vui trên cây cầu này. Vậy kỳ nghỉ này bạn đã biết nên đi đâu chưa? Hãy cùng chúng tôi đi một tour Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻ để tự mình thưởng thức vẻ đẹp cầu Hồng Kiều và trấn cổ Phượng Hoàng nhé!